[Góc chia sẻ kinh nghiệm] Mở cửa hàng sữa bỉm cần bao nhiêu tiền?
![[Góc chia sẻ kinh nghiệm] Mở cửa hàng sữa bỉm cần bao nhiêu tiền?](https://milkman.vn/image/upload/catalog/storage/Mở%20cửa%20hàng%20kinh%20doanh%20sữa%20bỉm%20(1)-940x603.jpg)
Kinh doanh sữa bỉm là ý tưởng kinh doanh được khá nhiều người lựa chọn bởi nhu cầu sử dụng chúng là khá cao. Nếu nhiều người kinh doanh như vậy thì lợi nhuận mang lại có cao không? Và để mở shop sữa bỉm cần bao nhiêu vốn? Điều kiện cần để khởi nghiệp thành công với cửa hàng bán sữa bỉm cần chuẩn bị những gì, cần những kinh nghiệm gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
MỤC LỤC NỘI DUNG
Mở cửa hàng bán sữa bỉm có lợi nhuận không?
Câu hỏi đầu tiên trước khi kinh doanh luôn về lợi nhuận và kinh doanh sữa bỉm cũng vậy. Chắc hẳn nhiều người cũng tò mò rằng mở cửa hàng bán sữa bỉm có lợi nhuận không hay lợi nhuận có cao không? Thì câu trả lời chắc chắn là có lãi, còn lãi nhiều hay ít phụ thuộc vào quy mô và cách thức tổ chức kinh doanh của người chủ.
Thực tế cho thấy rằng sữa và bỉm là 2 mặt hàng thiết yếu đối với cuộc sống hàng ngày của con người bởi ai cũng trải qua giai đoạn sơ sinh. Mặt khác, nếu bỉm cần được sử dụng liên tục trong suốt 2-3 năm đầu của bé thì sữa lại là mặt hàng cần dùng liên tục cho đến khi bé trưởng thành.
Lĩnh vực sữa bỉm còn được ví như “mỏ vàng” của Việt Nam bởi các hộ gia đình Việt Nam có trẻ em dưới 1 tuổi đạt mức cao nhất khu vực và gấp hai lần trung bình toàn cầu (theo Nielsen).
.png)
Do đó có thể thấy sữa và bỉm là hai mặt hàng có nhu cầu cao và tần suất gần như là liên tục. Như vậy, tiềm năng để mở cửa hàng kinh doanh sữa bỉm là rất lớn. Nhưng mở cửa hàng sữa bỉm cần bao nhiêu tiền? Để mở cửa hàng bán sữa bỉm cần những điều kiện hay phải lưu ý những điều gì?
Mở shop sữa bỉm cần bao nhiêu vốn?
Câu hỏi “Mở shop sữa bỉm cần bao nhiêu vốn” là câu hỏi không có câu trả lời cụ thể bởi nó còn phụ thuộc vào cách xây dựng cửa hàng mà bạn muốn mở và phụ thuộc vào chính tiềm lực kinh tế mà bạn đang sở hữu. Tuy nhiên, ít nhất bạn phải có số vốn tối thiểu từ 300-500 triệu đồng thì mới có khả năng kinh doanh sữa bỉm.
Để mở cửa hàng kinh doanh sữa bỉm bạn sẽ cần phải chuẩn bị các khoản chi phí sau đây:
Vốn thuê mặt bằng
Đây là một trong hai khoản chi phí lớn nhất khi bạn có ý định mở cửa hàng kinh doanh. Nhưng nó cũng sẽ trở thành khoản “miễn phí” nếu bạn “có sẵn” mặt bằng để tận dụng. Nếu bạn chưa có nhiều vốn để có thể mua hoàn toàn mặt bằng để sử dụng lâu dài thì bạn có thể thuê mặt bằng theo tháng hoặc theo năm để xây dựng cửa hàng. Tùy theo diện tích và vị trí địa lý mà mức giá thuê sẽ khác nhau.
Vốn lấy hàng
Đây là khoản vốn chính khi mở cửa hàng kinh doanh sữa bỉm. Do sữa và bỉm là hai mặt hàng có mức giá khá cao, đặc biệt là sữa bột, nên nguồn vốn nhập hàng cần phải từ mức trung bình trở lên.
Bạn có thể chuẩn bị từ 200-300 triệu để mở cửa hàng bán sữa bỉm với quy mô cỡ nhỏ, rồi có thể mở rộng hơn sau khi có lợi nhuận.
.png)
Vốn mua sắm cơ sở vật chất
Bạn cần mua sắm các trang thiết bị cho cửa hàng như: máy quét mã vạch, máy in hóa đơn, quầy thu ngân, kệ trưng bày hàng hóa, tủ mát, camera giám sát,... Tùy theo diện tích cửa hàng mà bạn có thể sắm sửa chúng theo nhu cầu.
Chi phí thuê nhân công
Nếu quy mô cửa hàng của bạn lớn thì bạn cần phải thuê nhân viên giúp sắp xếp hàng hóa, tư vấn khách hàng và cả bảo vệ. Nhân viên sẽ giúp bạn gánh bớt một phần công việc và họ cũng sẽ chăm sóc khách hàng một cách tốt nhất.
Chi phí quảng cáo, marketing
Đây là một khoản chi phí vô cùng quan trọng và cần thiết khi một cửa hàng kinh doanh sắp ra mắt. Nếu ngày xưa việc quảng cáo khó khăn và thường nằm trong phạm vi hẹp thì ngày nay việc quảng bá hình ảnh cửa hàng lại vô cùng dễ dàng tại một không gian vô cùng lớn.
Sự phát triển của công nghệ thông tin sẽ giúp bạn tiếp cận dễ dàng hơn và rộng hơn tới các khách hàng tiềm năng.
.png)
Nộp các khoản thuế
Không chỉ mỗi mở cửa hàng kinh doanh bỉm sữa mà bất kể kinh doanh mặt hàng nào cũng đều cần phải đóng thuế. Cụ thể là thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp/ cá nhân. Khoản thuế phải đóng tỷ lệ thuận với khoản lợi nhuận mà bạn thu được.
Vốn lưu động
Khoản vốn này sẽ giúp bạn xoay vòng hàng hóa và đề phòng cho các trường hợp bất ngờ hoặc rủi ro không đáng có. Nếu bạn chưa có nhiều vốn thì khoản này cũng chỉ cần để ra một ít khoảng 30-50 triệu.
Trên đây là thông tin giúp bạn trả lời cho câu hỏi “Mở cửa hàng sữa bỉm cần bao nhiêu tiền?”. Bạn nên dựa vào quy mô kinh doanh của cửa hàng mình định mở để xoay sở các khoản vốn bên trên sao cho hợp lý và đầy đủ nhất.
XEM NGAY: Để bán sữa bột online lợi nhuận cao cần lưu ý 5 điều sau
Những điều nên biết khi mở cửa hàng kinh doanh sữa bỉm
Cách nhập hàng
Bạn có rất nhiều cách để nhập nguồn hàng về bán như:
- Nhập trực tiếp từ kho hàng công ty/ nhà phân phối chính hãng: cách này sẽ khiến bạn yên tâm hơn về chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, bạn thường sẽ phải đăng ký số lượng hàng nhập từ đầu tháng và với số lượng lớn.
- Nhập qua đại lý trung gian: phương thức này thường được áp dụng ở các cửa hàng bán nhỏ, lẻ vì số lượng hàng được nhập đa dạng và thoải mái. Tiền hàng chiết khấu theo số lượng hàng mua, càng mua nhiều thì càng được giảm nhiều.

Kinh doanh đa dạng thể loại sản phẩm
Mới kinh doanh có thể bạn chưa nắm được thị hiếu của khách hàng nên bạn có thể nhập mỗi mặt hàng một ít sản phẩm để bán thử. Bằng cách này bạn vừa có thể đáp ứng được số vốn ít ỏi lại vừa có thể khảo sát được sở thích của khách hàng.
Không chỉ đa dạng về thương hiệu mà cũng cần đa dạng về thể loại hàng. Ví dụ với mặt hàng sữa, bạn nên kết hợp kinh doanh các loại sữa bột, sữa tươi, sữa chua, váng sữa…dành cho cả trẻ em và người lớn. Hay bỉm cũng vậy, ngoài bán bỉm cho trẻ nhỏ bạn cũng có thể bán thêm bỉm dành cho mẹ bầu sau sinh hay người già nếu có đủ nguồn vốn.
Lựa chọn thương hiệu kinh doanh sữa bỉm
Với việc lựa chọn thương hiệu để kinh doanh thì bạn nên nghiên cứu và tìm hiểu trước khi quyết định nhập hàng về bán. Đây là bước vô cùng quan trọng, nó quyết định việc hàng của bạn có bán được hay không.
Hãy lựa chọn các thương hiệu nổi tiếng và lâu đời - những thương hiệu đã quá quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam. Ví dụ như thương hiệu sữa: Vinamilk, Abbott, Nestle, Friso, Enfa A+, Nutifood,... hay các hãng bỉm như: Bobby, Huggies, Pampers, Merries, Moony, …
.png)
Cách sắp xếp hàng hóa khoa học
Vì kinh doanh sữa bỉm theo hướng đa dạng hóa sản phẩm nên việc hàng hóa chất chồng trong cửa hàng là không thể tránh khỏi. Vì thế để khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm sản phẩm, bạn nên sắp xếp gọn gàng và quản lý, thiết kế rõ ràng ở từng sản phẩm kệ trưng bày. Và nên cố định vị trí để những khách hàng thân thiết có thể tìm hàng một cách nhanh chóng mỗi khi mua hàng.
Tạo kênh bán hàng online
Bên cạnh việc bán hàng theo cách truyền thống thì bạn nên kết hợp với kinh doanh online để tăng doanh thu. Bạn có thể lập website bán hàng, kết hợp sử dụng phần mềm quản lý trên sàn thương mại điện tử nhằm mở rộng khu vực bán hàng ra cả nước và hỗ trợ thanh toán dễ dàng hơn. Chắc chắn doanh thu khi bán hàng online sẽ không hề kém bán hàng truyền thống, thậm chí còn lớn hơn nếu bạn tạo được sự uy tín.
.png)
Tạo ra nhiều chương trình ưu đãi
Các chương trình khuyến mãi, tích điểm, tặng quà hay đổi thưởng đều dễ dàng thu hút khách hàng bởi tâm lý thích đồ “free”. Vì thế hãy tận dụng những ngày lễ, ngày tết hoặc các ngày siêu sale trên các trang thương mại điện tử, hãy đảm bảo rằng luôn tung ra những voucher hút khách, làm tăng doanh số bán hàng.
Như vậy để mở cửa hàng bán sữa bỉm cần đầu tư khá nhiều từ kiến thức đến vật chất nhưng nếu làm từng bước thì bạn sẽ thấy không quá khó. Chỉ cần mình đặt tâm huyết và luôn coi trọng khách hàng thì uy tín kinh doanh cửa hàng sẽ được công nhận. Nếu bạn cũng đang có ý định mở cửa hàng kinh doanh sữa bỉm thì nên bắt tay vào thực hiện ngay nhé.
MUA NGAY: Mua sữa nhập khẩu số lượng lớn với giá cực “mềm” tại TPHCM
